Những món ăn ngon – đặc sản của Ninh Bình

Những món ăn ngon hấp dẫn – đặc sản của Ninh Bình

Đến với du lịch sinh thái Tràng An Bái Đính, du khách sẽ không thể nào có thể bỏ qua những món ăn đặc sắc mang tính chất tượng trưng cho vùng đất nơi đây như: 

Cơm cháy Ninh Bình

Một món ăn rất dân dã đã có từ rất lấu, được truyền nghề từ đời này sang đời khác. Cơm cháy ở đây vàng ruộm, giòn tan. Cơm cháy được ăn với 1 thứ nước chấm rất đặc biệt, tạo nên hương vị thơm ngon mà chỉ có ăn rồi mới cảm nhận được mùi vị tuyệt đỉnh của nó. 


Cơm cháy Ninh Bình

Dê núi Ninh Bình

Thịt đê được chế biến thành nhiều món ăn ngon hấp dẫn. nhưng nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến món tái dê, nem dê. Những món ăn này phổ biến ở khắp nơi, nhưng có lẽ ở đây là ngon nhất. Ngoài bí quyết về nấu nướng tẩm ướp thì lý do quan trọng nhất đó chính là thực phẩm sạch.


Dê núi chăn thả tự nhiên ở vùng núi Ninh Bình

Ở đây, dê được thả rông tự kiếm ăn trên núi đá, tối ngủ hang nên thịt của chúng săn chắc và chất. Khi bắt chúng để làm thịt người ta lùa chúng chạy nhảy khắp hang cho tới lúc mệt lử đử mới bắt. Mục đích để cho dê vã hết mồ hôi và kêu la khản tiếng nhằm thải tuyến hôi theo đường mồ hôi, nước bọt, phổi của chúng ra ngoài cùng những cặn bã khác. Đó là 1 trong bí quyết làm nên món Dê núi Ninh bình trở nên độc đáo.


Món tái dê quyến rũ

Ốc núi Ninh Bình

Thiên nhiên ban tặng cho Ninh Bình một loại sản vật nữa là Ốc Núi. Đây là món đặc sản mới nổi lên ở Ninh Bình những năm gần đây. Ốc núi Ninh Bình có 3 loại: Ốc Vặn, Ốc Đá, Ốc Mít. Sở dĩ chúng có tên như vậy là do hình dáng bề ngoài của chúng mà đặt ra, còn chất lượng của chúng thì như nhau. Loài ốc núi này sống trong hang đá ở hầu hết các vùng núi đá vôi Ninh Bình. Đến mùa mưa, chúng mới bò ra kiếm ăn và sinh sản. Mùa này ốc có nhiều và ngon nhất. Những mùa khác ốc gầy và ít vì việc bắt chúng trong hang ở mỗi khe đá rất khó khăn. Thịt của chúng dai mà giòn, ăn có vị ngọt và thơm mùi thuốc bắc.


Ốc núi Ninh Bình luộc sả

Có nhiều cách chế biến những món ăn hấp dẫn như hấp gừng, nướng, luộc sả, xào me hay trộn gỏi hành tây… Tại các nhà hàng, món ốc núi lúc nào cũng có, nhưng nếu bạn muốn ra chợ mua về làm quà thì chỉ mùa mưa mới có bán. 

Rượu Kim Sơn

Nổi tiếng từ lâu, rượu Kim Sơn đứng trong top 10 rượu đặc sản Việt Nam. Rượu được nấu đúng theo cách truyền thống từ nấu cơm, ủ cho lên men, nấu, ngưng tụ hơi rượu chưng cất … Rượu Kim Sơn có nồng độ cao, nước trong, khi xóc chai thì tăm rượu sủi to và tan nhanh – đó là rượu ngon.


Rượu Kim Sơn đóng chai

Sau khi chưng cất xong, rượu được trữ trong những chum vại … bằng gốm để ở nơi có nhiệt độ mát mẻ khoảng từ 18 – 20 độ C (thường được chôn xuống đất nửa âm nửa dương). Trong điều kiện như vậy, rượu để càng lâu càng ngon mà không bị mất đi mùi hương thơm mê hoặc đặc trưng của rượu gạo. 


Rượu Kim Sơn ủ trong bình gốm sau chưng cất

Xôi trứng kiến Nho Quan

Vùng đất Nho Quan Ninh bình là nơi có rất nhiều núi đá vôi lởm chởm, đất đai cằn cỗi. Tuy nhiên ở đây có giống kiến nâu (còn gọi là kiến ngạt hay kiến cong trôn) làm tổ trên cây. Tổ của chúng màu đen, hình quả gấc. Kiến nâu đẻ trứng vào mùa xuân bắt đầu khoảng rằm tháng Hai âm lịch. Trứng kiến màu trắng đục to hơn hạt gạo nếp. Đây là loại đặc sản giàu dinh dưỡng thuộc loại “hiếm có khó tìm” chỉ có vào mùa Xuân. Không phải ai cũng đã từng một lần ăn xôi trứng kiến, cũng không phải cứ đến vùng đất này là có ăn. Rất may, mùa trứng kiến trùng vào mùa lễ hội Xuân nên muốn thưởng thức món này, chỉ cần mua tour du lịch Tràng An Bái đính hoặc tour Hoa Lư Tam Cốc Bích động làđược tự do thưởng thức. 

Công đoạn săn trứng kiến cho tới nấu xôi rất cầu kỳ. Trứng kiến phải được lấy vào ngày nắng ráo. Đi cả ngày có khi cũng chỉ lấy được một hai cân nhưng phải màng theo đồ nghề rất cồng kềnh: một cái thúng, 1 cái sàng, dao rựa, câu liêm. Tổ kiến phải lựa những tổ da ngoài nhẵn, căng, chưa bị thủng. Đấy là tổ trong giai đoạn trứng chuẩn bị hình thành kiến non, mẩy nhất, ngon nhất.


Khai thác tổ kiến lấy trứng

Những tổ bị đục lỗ là trứng đã hình thành kiến con, chúng tự đục lỗ chui ra ngoài, trứng còn lại bên trong là trứng già (đã hình thành con nhưng chưa nở) chất lượng kém nên không khai thác. Người ta dùng câu liêm kéo tổ xuống rồi dùng dao phanh ra, giũ cho trứng và kiến trưởng thành rơi xuống sàng, hứng bên dưới sàng là thúng. Sau đó lấy cán dao gõ nhẹ, đều đều lên miệng sàng cho trứng rơi xuống. Cùng với trứng sẽ có kiến trưởng thành rơi xuống theo. Trong thúng người ta để sẵn những chùm lá cây cho kiến đeo bám vào để tách chúng ra khỏi trứng.


Trứng kiến sau khai thác

Trứng kiến lấy theo phương pháp này xong, không được nhúng nước, cứ thế có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được 1 tuần. Khi nấu người ta ngâm trứng trong nưóc ấm, khoắng nhẹ đều tay rồi chắt sạch để ráo nước trộn 1 chút bột canh cho vừa vặn. Phi hành với mỡ gà rồi cho trứng vào đảo nhỏ lửa tới khi trứng ngả sang màu vàng thì lấy ra, gói vào lá chuối nướng, bỏ trong chõ, xôi cùng với gạo nếp.


Món xôi trứng kiến nổi tiếng Ninh Bình

Khi xôi chín cũng là lúc trứng kiến mọng lên, vàng óng dưới lớp mỡ gà. Ta rải trứng kiến lên mặt chõ xôi và đảo nhẹ nhàng cho đều với xôi trắng rồi xới ra đĩa… 

Kể tới đây, tôi lại muốn chạy ngay vào Ninh bình để tìm lại cảm giác, mùi vị của những món ăn đặc sản mà chỉ một lần ăn đã “nghiện”. 

 

>>> Hãy nhấp vào đây để tới ngay Ninh bình thưởng thức 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *