Đảo Lý Sơn – Khám phá chùa Hang huyền bí

Du lịch Đảo Lý Sơn trong một ngày hè tháng 7 nóng không muốn bước chân ra ngoài. Chúng tôi xuất hành từ thành phố Quảng Ngãi trên một chiếc xe Univer 45 chỗ lịch sự, sang trọng trực chỉ Cảng Sa Kỳ – Cảng thuộc huyện Bình Châu, cách tp.Quảng ngãi 23 km về hướng đông đông-bắc, nơi khởi đầu của những chuyến ra khơi đến với đảo Lý Sơn. Đây là một hành trình trong tour du lịch Lý Sơn Hội An Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm do bên lữ hành tổ chức.

Tới Sa Kỳ, biển xanh gió mát, trời như chiều lòng người, chúng tôi nhanh chóng ổn định trên tàu và bắt đầu ra khơi. Sau 1 tiếng “đạp sóng lướt gió” trên biển đầy phấn khích (nhờ trời hôm nay thời tiết đẹp, nếu không như nghe người ta nói có những chuyến đi gặp thời tiết xấu, đa phần du khách đều “gửi lại thực phẩm” trên tàu trước khi lên đảo) tàu cập cảng Lý Sơn. Quả như đồn đại, huyện đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp hoang sơ quyễn rũ mê hoặc lòng người, mà nó còn mang trong mình một sức mạnh tiềm ẩn, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió. Có lẽ mỗi du khách khi đặt chân đến đây ngay từ  giây phút đầu tiên đều có cảm nhận như thế khi bắt gặp những ánh mắt tự tin, đen láy ẩn dước vành nón và làn da chai sạm, nụ cười rạng rỡ của những những ngư dân – chủ nhân của hòn đảo này


Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát – nguồn internet

Đảo Lý Sơn trước đây còn có tên là Cù Lao Ré. Nằm về phía Đông Bắc Quảng Ngãi, cách đất liền chừng 15 hải lý, Lý Sơn có chiều dài khoảng bảy cây số, nơi rộng nhất khoảng bốn cây số. Dân số có trên hai chục ngàn người, Chủ yếu người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá và trồng trọt.

Với diện tích và dân số khiêm tốn, nhưng trên đảo có tới bốn ngôi chùa và một tịnh xá, gồm các chùa: Chùa Hang, chùa Đục, chùa Vĩnh Ân, chùa Từ Quang, tịnh xá Ngọc Đức. Trong số ấy, chùa Hang lâu đời nhất, có phong cảnh đẹp nhất. Chùa Hang đã được Bộ Văn Hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh quốc gia theo quyết định số 921 ngày 20/7/1994. 


Mặt trước chùa Hang – nguồn internet
 

Cũng như chùa chiền ở nhiều địa phương khác, Chùa Hang thờ Phật Di Đà, Như Lai, Di Lặc, vị trí đặt tượng trang trọng, chính giữa, ngoài ra còn có ban thờ sư tổ Đạt Ma, ban thờ 12 Diêm Vương, 3 vị thủy tổ là Trần Công Thành, Trần Công Hiền, Trần Công Quân cùng với 7 vị có công khác của làng An Hải. Tất cả bệ của ban thờ được tạo ra từ các măng đá tự nhiên ở nền hang, chúng được những bàn tay khéo léo của nghệ nhân xưa hoàn tác.

Phía cửa hang là khoảng sân rộng, giữa có Hồ Sen, bức tượng Phật lớn hướng ra biển, che chở cho chúng sinh an lành. Những cây bàng biển cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở quanh sân tạo nên vẻ hài hòa, sinh động nhưng không làm mất đi vẻ đẹp u tịch thâm nghiêm. 


Cận cửa chùa Hang – nguồn ảnh internet

Vì còn sớm, chúng tôi không về khách sạn ngay, mà xe đưa tham quan Chùa Hang – một danh thắng nổi tiếng từ lâu, được sách Đại Nam nhất thống chí dẫn: “Cù lao Ré ở giữa biển, cách huyện Bình Sơn 65 dặm về phía Đông, xung quanh nổi cao, ở giữa trũng xuống ước mấy chục mẫu, nhân dân hai phường An Vĩnh và An Hải ở tại đấy. Phía đông đảo có động, trên động có chùa mấy gian, có giường đá, kỷ đá, hai bên hữu động có giếng nước trong ngọt, xung quanh cây cối tốt tươi, khi có giặc biển, thì dân thường ẩn núp ở đấy. Đất sản nhiều đậu phụng và bắp”. 


Chùa Hang có tên chữ “Thiên Khổng Thạch Tự” – nguồn Internet

Chùa có tên chữ là “Thiên Khổng Thạch Tự” tọa lạc trong hang ngay sát biển, dưới một vách đá dựng đứng, cao khoảng 20m. Hang sâu 24m, trần hang cao khoảng 3,2m, diện tích chừng 480m2 thuộc xã An Hải, đảo Lý Sơn, được hình thành dưới triều vua Lê Kính Tông do một “mạnh thường quân” người địa phương tên Trần Công Thành xây dựng. Cùng với việc khẩn hoang, mở đất lập làng An Hải, An Vĩnh xưa, Ông đã được người dân nơi đây tôn làm Thành Hoàng làng. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *