Trại Phú Tường – Chuồng Cọp Kiểu Pháp
Trại Phú Tường nằm trong hệ thống nhà tù ở Côn Đảo, được người Pháp xây dựng để giam giữ những tù nhân phạm tội đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực dân Pháp như: tù chính trị, tử tù,… Hiện nay, nơi đây đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặt biệt.
Địa điểm nổi tiếng nhất trong khu nhà tù là “chuồng cọp”. Chuồng Cọp kiểu Pháp là tên gọi mà những tù nhân bị giam giữ ở đây đặt cho khu kỷ luật này. Trại được xây dựng năm 1940 vào thời Pháp thuộc – nơi ghi đậm dấu ấn trong hệ thống nhà tù Côn Đảo với thiết kế đặc biệt, ghi đậm dấu ân về một lịch sử với chế độ tàn ác của thực dân Pháp đối với những người tù bị giam cầm. Người ta thường nhắc đến Côn Đảo với cái tên “địa ngục trần gian” nhưng trong hệ thống nhà tù khắc nghiệt này trại Phú Thọ đã sử dụng cấu trúc “nhà tù trong nhà tù” từng một thời giấu kín bởi nó đã vi phạm đến nhân quyền một cách trầm trọng của thực dân Pháp và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.
⦁Tổng diện tích: 5.475 m²
⦁Diện tích phòng giam: 1.408 m²
⦁Phòng tắm nắng: 1.873 m²
⦁Khoảng trống: 2.194 m²
⦁Bao gồm: 120 phòng biệt giam. Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dày 20 chuồng, phía trên có giàn song sắt, các khu giam giữ đều được xây dựng hành lang ở giữa dành lối đi cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát và hành hạ người tù. Trên hành lang luôn được để những thùng vôi, thùng nước bẩn. Nếu những tù nhân la hét và chống đối thì những thùng vôi được ném mù mịt và nước dùng để tra tấn tù nhân.
⦁Đặc điểm bên trên có song sắt kiên cố và có hành lang ở giữa dành cho cai ngục, trật tự đi lại kiểm soát, hành hạ người tù (ném vôi bột, dội nước bẩn).
⦁Ngoài ra còn có 60 phòng không có mái che được gọi là Phòng tắm nắng (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn. Chuồng Cọp không có cổng chính, chỉ có lối nhỏ thông sang Banh III (trại Phú Tường) và Banh III phụ (trại Phú Thọ). Các lối đi này thường được kịp thời che dấu khi hay tin có một đoàn khách lạ đến Côn Đảo. Năm 1962-1963, Mỹ ngụy cho xây thêm trại 5 che chắn phía trước và cũng có lối nhỏ thông sang Chuồng Cọp. Thường là tù nhân bị đánh đập ngất xỉu khi đưa vào Chuồng Cọp hoặc gác ngục dùng dùi cui ấn trên đầu người tù, buộc phải lầm lũi bước đi không được ngó qua lại hay ngước nhìn nơi khác. Điều này đã làm cho người tù bị mất phương hướng, không xác định mình bị giam ở trại nào.
⦁Mỗi buồng giam đều được lắp những thanh sắt kiên cố tránh tù nhân tìm đường trốn thoát. Tù nhân bị đưa vào chuồng cọp bị bỏ đói, xiềng chân, tra tấn và ăn uống vệ sinh tại chỗ. Đây là một trong số những biện Pháp tra tấn dã man thường chỉ có ở thời Trung cổ.
Tù binh bị giam trong chuồng cọp này phải chịu những trận đòn dã man, độc ác và mất hết tính người như: đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt; đục răng; trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than; ném vào nước sôi, thiêu sống; chôn sống;…
Ngoài ra, bọn chúng còn có những hình thức tra tân khác tinh vi hơn, không cần đánh đập nhưng cũng vô cùng tàn độc. Tù nhân bị giam giữ ở đây sẽ không được ăn muối khi đó mắt họ sẽ mờ dần và mù hẳn rồi bị giết. Không những thế, chúng còn có hình thức tra tấn “Gõ thùng”. Chúng úp các thùng phuy lên đầu tù nhân đang ngồi xổm, sau đó bọn chúng gõ mạnh vào thùng khiến tù nhân đau đầu và bị điếc do tiếng gõ quá mạnh và sức ép không khí.
Còn một hình thức tra tấn dã man khác mà bọn chúng thực hiện với những tù nhân là đục răng. Chúng dùng kê đục vào chân răng của các tù nhân, sau đó dùng búa đóng đinh đóng liên tục khiến răng bị vỡ. Tất cả tù nhân nói chung cũng như các tù nhân đặc biệt bị giam giữ tại chuồng cọp kiểu Pháp đều bị bỏ đói, bị xiềng chân, bị tran tấn dã man và lao dịch khổ sai,…
Năm 1970, 5 sinh viên học sinh từ chuồng cọp được thả về Sài Gòn, họ đã tố cáo chế độ Chuồng Cọp Côn Đảo. Tháng 7/1970 đoàn dân biểu Mỹ do TomHarsKins làm trưởng đoàn cùng nhà báo Donlux ra Côn Đảo, phát hiện Chuồng Cọp và tận mắt chứng kiến cảnh tù nhân bị đày đọa, hành hạ ở đây. Trong đó có những phụ nữ, những sinh viên học sinh còn rất trẻ, có cả nhà sư và một cụ bà 60 tuổi bị mù cả hai mắt…
Đến giữa tháng 7/1970 tin: “Chuồng Cọp Côn Sơn đã được phanh phui…” được đăng trên các báo trong và ngoài nước. Trước dư luận đó, buộc ngụy quyền Sài gòn phải phá bỏ Chuồng Cọp Côn Đảo.