Angkor Thom
Angkor Thom – kinh đô vĩ đại cuối cùng của đế chế Angkor, là một trong những nơi đẹp nhất, cổ xưa nhất và là niềm tự hào của người dân Campuchia.
Angkor Thom, có nghĩa là “Kinh thành lớn”, là thành phố kinh đô lâu dài nhất và cũng là cuối cùng của Vương quốc Khmer được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ thứ XII. Sau khi vua Suryavarman II là người xây dựng Angkor Wat băng hà vào khoảng năm 1150, Campuchia rơi vào tình trạng rối ren, vô chính phủ. Quân Chiêm Thành nhiều lần tấn công và cuối cùng cưỡng chiếm Angkor Wat. Jayavarman VII lúc sinh thời vốn là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bình, ông thờ ơ với mọi biến động trong đời sống. Đến 50 tuổi, thấy đất nước quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm dày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường kiếm cung mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn. Năm 1181, ông dấy binh khởi nghĩa, sau ròng rã bốn năm chiến đấu, ông đánh đuổi được Chiêm Thành ra khỏi đất nước mình, khôi phục lại thanh bình và xây dựng nên một đất nước hùng mạnh.
Angkor Thom nằm trong quần thể Angkor Wat. Angkor Thom được Vua Jayavarman xây dựng khi đoạt lại thủ đô từ tay người Chăm và sau Angkor Wat 100 năm nhưng có sức hấp dẫn không kém Angkor Wat. Angkothom vừa được xây dựng làm thủ đô của vương quốc vừa là trung tâm của hệ thống xây dựng khổng lồ của ông. Đã có một tấm bia được tìm thấy trong thành phố đã ghi lại và ví rằng Jayavarman VII như là chú rể và thành Angkor Thom như là cô dâu của ông.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp trong khu đền. Đặc điểm nổi trội nhất trong hệ thống này là các cổng thành, hiện rõ kiến trúc hình tháp, trên nóc có 4 mặt người to cao khoảng 23m, được chạm khắc từ bi như mặt Phật. Những khuôn mặt này, chúng ta có thể hiểu đây có thể là đại diện cho các thần hộ về các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc của vương quốc hay có thể là Quan Thế Âm Bồ Tát Avalokitesvara và cũng có thể là chính nhà vua hoặc là một trong những kết hợp của những vị này. Trước ở mỗi cổng thành có một bờ tường đắp ngang một hào nước, dọc theo mỗi bên đường có các hàng deva, mỗi hàng nâng một naga trong tư thế kéo co. Đây là một trong những truyền thuyết về Sanudra manthan đã rất phổ biến tại Campuchia.
Du khách sẽ cảm thấy như lạc vào một thới giới bí ẩn lạ thường khi đến với Angkor Thom. Du khách sẽ được nghe lại những câu chuyện về nguồn gốc lịch sử của xứ sở chùa tháp với những câu chuyện li kì và vô cùng hấp dẫn và gắn liền với công cuộc xây dựng nên những công trình man tính quy mô như Angkor Thom.
Đường vào Angkor Thom đặc biệt ấn tượng với hai bên lối đi là các tượng thần ôm thân con rắn 7 đầu, dài khoảng vài trăm thước dọc hai bên cửa vào thành cổ này. Trung tâm thành cổ là đền Bayon với cửa theo bốn hướng. Bayon được thiết kế theo cấu trúc gồm 3 tầng nhưng cả 3 tầng giờ đây đều đổ nát đầy gạch đá ngổn ngang khắp nơi. Hai tầng phía dưới bố trí theo hình vuông, trên tường là những phù điêu dùng để tô điểm thêm. Tầng cao nhất được sắp xếp theo hình tròn với nhiều tháp đá mà trên mặt đều có hình mặt người.
Dãy hành lang bên dưới là cả một kho tàng nghệ thuật với 11.000 bức phù điêu chạm khắc trên tượng đá chạy dài 1200m như là một tổ hợp về lịch sử cũng như truyền thuyết, miêu tả cảnh diễu hành của vua và hoàng gia cùng những trận đánh của vua Jayavarman VII với Chiêm Thành bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Ngoài ra, bức phù điêu còn miêu tả đời sống văn hóa, xã hội cũng như tình thần của người dân, của một nền văn minh đã bị lãng quên từ những thế kỉ trước. Vẫn còn nhiều khoảng tường dở dang chưa thi công và chỉ để lại vài nét phát họa, có thể nó bị bỏ dở khi vua Jayaavarman VII qua đời. Nhờ vào sự may mắn hay có thể là do sự bảo hộ của thần linh, những khuôn mặt từ bi của những bức tượng thần bốn mặt mà các vị vua sau này theo Ấn Độ Giáo đều lầm tưởng là khuôn mặt của thần Shinva nên liên tiếp chho tu sửa và tiếp tục hoàn thiện mà không phá bỏ. Khác với những công trình khác, công trình Angkor Thom có sự đấu tranh về tôn giáo. Vị vua trước theo Phật giáo, các vị vua sau theo Ấn Độ giáo thì sẽ đập bỏ toàn bộ công trình xây dựng trước đó, toàn bộ công trình trong quần thể Angkor Thom không hoàn toàn nguyên vẹn mà có sự đấu tranh tôn giáo gay gắt.
Các cổng vào có kích thước 3,5 x 7m và có thể đã được đóng bằng các cửa gỗ. Cổng phía nam cho đến nay là nơi được thăm viếng thường xuyên nhất do đây là lối vào chính của khách du lịch. Tại mỗi góc cuarc thành phố là một Prasat Chrung – điện thờ đặt tại góc – được xây dựng bằng sa thạch để thờ Quan Thế Âm. Các điện thờ này đều có hình chữ thập với một tháp trung tâm và hướng về phía Đông.
Bên trong thành có một hệ thống kênh đào dẫn nước chảy từ phia Đông Bắc tới phía Tây Nam. Khu đất được bao bọc tường thành có thể đã là nơi xây dựng các nhà thế tục của thành phố, nhưng các tòa nhà này đã không còn tồn tại. Khu vực này ngày nay được bao phủ bởi rừng cây.