LĂNG CÁ ÔNG NAM HẢI VŨNG TÀU

Lăng Ông Nam Hải

Lăng Cá Ông là môt địa điểm tham quan mang tính chất tâm linh, một nét tín ngưỡng phổ biến của dân tộc ta ở các vùng Biển,công trình đặc biệt của Thành phố biển Vũng Tàu.Lăng nằm ngay trên đường Hoàng Hoa Thám với một khoảng không gian thoáng mát của cả quần thể gồm có: đền thần Thắng tam và miếu Bà Ngư Hành. Lăng Cá Ông còn có một tên khác là lăng Ông Nam Hải, nằm phía phải đình Thắng Tam, trực thuộc phường Thắng Tam, Thành phố Vũng Tàu.

Nguồn: Internet

Tục thờ cá Ông (tức cá Voi, cá Heo, cá Nhà Táng và các loại cá lớn nói chung) là một trong những tín ngưỡng dân gian của các tỉnh ven biển nước ta trải dài từ Thanh Hoá đến toàn bộ các tỉnh ven biển miền Nam.Tục thờ này có xuất nguồn từ tục thờ Cá Ông của người Chăm. Tuy nhiên, trải qua sự thay đổi của thời gian và sự bản địa hóa, tục thờ cá Ông trở thành tín ngưỡng của cả người Việt lẫn người Hoa. Theo ngư dân miền biển thần Nam Hải ở đây chính là cá Voi lưng xám. Họ thờ cúng cá ông với một niềm tin cá Ông sẽ giúp đỡ ngư dân dân khi gặp nạn, cầu yên cho mình khi ra khơi đánh cá và mong mang về được những mẻ cá lớn.

Nguồn: Internet

Vào thế kỉ XIX, những người dân sinh sống ở Bãi Sau phát hiện ra một đầu cá Ông lớn trôi dạt vào bờ. Đầu cá Ông lớn đến mức người dân nơi đây không thể khiêng nổi, phải dùng đến gỗ, tre rào đầu cá lại đợi cho đến khi thịt cá rữa ra hết rồi mới tháo từng khớp xương rửa sạch mang về thờ phụng tại một ngôi miếu nhỏ đặt tại Bãi Trước.
Cũng tại thời điểm ấy, tại khu vực bờ biển Cần Giờ và Long Hải, người dân sinh sống ở đây lại phát hiện một thân và một đuôi cá Ông trôi dạt vào bờ. Họ cho rằng cá Ông là một tướng của Long Vương được lệnh phải bảo vệ thuyền bè trên vùng biển này nhưng do không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nên bị Long Vương xử phạt chém làm ba khúc.

Nhiều năm trôi qua, người dân nơi đây đã góp tiền xây dựng một chiếc Lăng để di dời xương cá Ông chôn cất trước đó về đền Thắng Tam để thờ cúng.

Nguồn: Internet

Đến thời điểm hiện tại lăng cá Ông đã được tu sửa nhiều lần và được người dân chọn ngày 16 tháng 08 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ cúng bái cá Ông.
Nêu du khách muốn tham gia lễ hội nghinh ông Ông ở đây thì nên chọn đi từ ngày 15/8 đến 18/8 âm lịch hàng năm. 

Nguồn: Internet

Lễ hội được tổ chức thành hai phần:
Phần thứ nhất gọi là Phần Lễ. Ban tổ chức Lễ hội sẽ gióng 3 hồi trống, 3 hồi chiêng để khai mạc và làm hiệu lệnh cho đoàn lân sư rồng thực hiện nghi thức “khai nghinh thủy tướng”. Linh vị Cá Ông được đoàn nghi lễ rước từ mũi Nghinh Phong về đình thần Thắng Tam.

Nguồn: Internet

Dẫn đầu đoàn rước tháp tùng Hình tượng cá Ông là các bậc bô lão. Hình tượng cá Ông dài khoảng chừng 10 m được làm bằng giấy bồi dài và trang trí lẫy từ Bãi Trước về Lăng Ông Nam Hải.

Khi nghinh Ông về an vị tại đình thần thì phải có một vị bô lão dâng sớ báo cáo. Sau đó sẽ là nhiều nghi lễ khác để tiếp tục phần Lễ như: Lễ thỉnh sắc thần vào Lăng Ông Nam Hải, Lễ cúng tiền hiền và các anh hùng liệt sĩ, Lễ xây chầu Đại Bội, Lễ cũng tế Ông nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Chi Thần,…
Phần thứ hai gọi là Phần Hội. Ghe tàu của ngư dân được trang trí cờ hoa lộng lẫy cùng với trống chiên uy nghiêm bắt đầu khởi hành từ khu biển ở Bãi Trước đến miếu ở Hòn Bà gần Mũi Nghinh Phong để dâng hương, rượu, cúng tế thần biển xin nghinh Ông về đình thần Thắng Tam. 

Nguồn: Internet

Đặc biêt, du khách sẽ được thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc và hấp dẫn khác như: hát bả trạo, hát bội, múa lân sư rồng, diễn tuồng,… Phần Hội sẽ được tiếp tục với các trò chơi dân gian khỏe khoắn liên quan đến các hoạt động của ngư dân như thi đan lưới, kéo co, đánh bắt cá, câu cá, bơi biển, bịt mắt đập niêu,…

Nguồn: Internet

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *