Nghĩa Trang Hàng Dương ở Côn Đảo – nơi an nghỉ của những con người yêu nước

Nghĩa Trang Hàng Dương

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giao cho UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm chủ đầu tư và giao cho Viện Kỹ thuật Công binh khởi công xây dựng và tôn tạo ngày 19 tháng 12 năm 1992.

Nguồn: Internet

Sau đó, Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn  tiếp tục thi cộng trên diện tích khoảng 20 ha và được chia làm 4 khu. Trong đó khu A, B, C là các nghĩa trang cũ, và D là diện tích khu mộ mới được thiết lập:

  • Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu này đã chật mộ và nhà tù đã mở rộng nghĩa trang về phía nam, tức là khu B hiện nay. 
  • Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960.Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.

Nguồn: Internet

  • Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.
  • Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Kẹo về.

Sân hành lễ nằm ở phía sau với một tượng đài cao 9 mét và nặng 25 tấn được khởi dựng vào năm 1980, dưới chân có ghi dòng chữ “ Vĩnh biệt đồng chí” được tái tạo từ câu chuyện“ chết cởi áo cho nhau”.

Nguồn: Internet

Nếu du khách đi du lịch Côn Đảo muốn đến thăm nghĩa trang Hàn Dương có thể đi ban ngày nhưng nên đi buổi tối để có thêm một vài trải nghiệm thú vị hơn. Không giống những hòn đảo khác, đường sá với các dòng xe cộ đi, về; ngoài đường đèn của những cửa hàng, nhà nghỉ, nhà dân,… vẫn sáng giống như nhịp sống của người dân các Thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Internet

Nơi đây nhộn nhịp hơn hẳn những hòn đảo khác bởi điều đặc biệt là những du khách đi du lịch Côn Đảo đều chỉ đến viếng mộ về đêm. Vì thế nghĩa trang Hàng Dương mở cửa cả ngày lẫn đêm không kể giờ giấc. Buổi tối ở đây đèn chiếu sáng tất cả mọi nơi, ở trước các ngôi mộ đều có một ngọn đèn nhỏ như nến làm cho nghĩa trang Hàng Dương trở nên lấp lánh trong màn đêm.

Nguồn: Internet

Để chuẩn bị đồ lễ cho chu đáo, du khách có thể hỏi người dân địa phương khi ra đảo hoặc có thể tham khảo một số ý sau:

Nghĩa trang Hàng Dương có rất nhiều mộ của chiến sĩ cách mạng, do đó du khách nên chuẩn bị đồ lễ phân theo từng khu cho khỏi bỏ sót. Tùy thuộc vào mỗi du khách chuẩn bị đồ đi lễ tùy tâm, tùy thuộc vào kinh tế của mỗi  người mà chọn đồ lễ cho phù hợp không cần phải chọn những đồ lễ quá xa hoa, đăt đỏ. Đồ lễ dành cho các chiến sĩ cách magn thường là khăn rằn, cờ tổ quốc, quần áo bộ đội, quần áo bà ba, mũ tai bèo,… Riêng đồ lễ cho cô Sáu thì cần chuẩn bị khách một chút gồm có các thứ như: gương, lược, nón, quần áo dài,…du khách có thể mua thêm các thẻ nhang to và một ít trái cây cùng nước suối.

Nguồn: Internet

Tại sao nói du khách nên viếng nghĩa trang Hàng Dương vào buổi tối thì sẽ có thêm những trải nghiệm thú vị? Bởi nếu đi ban ngày du khách sẽ không được lễ Cô Sáu chỉ được ra xin Cô được ra lễ vào buổi tối. Đây là điều đặc biệt nhất của nghĩa trang Hàng Dương với cả người dân ở đây cũng như du khách. Tận 12 giờ khuya mọi người mới đổ xô nhau đi viếng Cô Sáu vì ở Côn Đảo người dân luôn tin rằng Cô Sáu rất linh thiêng nhất là vào lúc 12 giờ đêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *