Hội An Đà Nẵng từ lâu đã là điểm đến không thể chối từ của những người thích đi du lịch. Nổi tiếng với vẻ đẹp nên thơ, mộc mạc. Hội An không chỉ lưu giữ được bản sắc dân tộc truyền thống qua lối kiến trúc cổ kính. Mà còn lưu giữ được trong từng món ăn đậm chất văn hoá Việt Nam và một nền tảng văn hoá phi vật thể đồ sộ. Cùng Dalaco Travel tìm hiểu thêm về Hội An Đà Nẵng để bạn có một chuyến đi trọn vẹn ở nơi đây nhé.
Hội An Đà Nẵng ở đâu?
Hội An là khu phố cổ năm ở hạ lưu sông Thu Bồn, ven biển tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30km. Phố cổ Hội An có diện tích khoảng 2.2km nằm gọn trong phường Minh An. Từ xưa các ngôi nhà ở khu phố cổ được xây dựng đặc trưng với những ngôi nhà sát nhau. Cùng với những con đường ngắn và hẹp theo kiểu bàn cờ. Để người đi trong khu phố rẽ lối nào rồi cũng sẽ gặp được nhau.
Hội An có gì?
Mặc cho đất nước ngày một phát triển, Hội An vẫn giữ nguyên cho mình nét đẹp cổ xưa. Tính đến nay, Hội An vẫn còn 1360 di tích. Bao gồm: 1068 nhà cổ, 38 nhà thờ tộc, 43 miếu thờ, 23 ngôi đình, 19 ngôi chùa, 44 mộ cổ loaị đặc biệt, 11 giếng nước cổ và 1 cây cầu. Một quần thể di tích được giữ gìn gần như nguyên vẹn độc nhất trong thời hiện đại.
Thời điểm tốt nhất để du lịch Hội An Đà Nẵng
Thời gian đẹp nhất để đến Hội An là từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm. Mùa này Hội An ít mưa và có khí hậu khá dễ chịu. Vào mùa hè cũng là thời điểm hợp lý để đến đây. Tuy nhiên vào mùa hè nhiệt độ Hội An tăng khá cao. Từ tháng 10 – 11 có mưa khá nhiều và ẩm ướt.
Nếu bạn có ý định du lịch Hội An Đà Nẵng nên đi vào những ngày 14 – 15 âm lịch hàng tháng. Để được ngắm phố cổ lộng lẫy về đêm. Vào những ngày này, hàng trăm chiếc đèn lồng treo khắp phố được thắp đỏ rực. Khung cảnh đặc trưng chỉ có ở Hội An vào các dịp lễ.
Tham khảo: Tour Đà Nẵng – Bà Nà – Hội An – Cù Lao Chàm 3 ngày 2 đêm
Những điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Hội An Đà Nẵng
Chùa Cầu
Chùa Cầu Hội An nằm vắt mình qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn. Cây cầu vừa là biểu tượng của khu phố cổ và còn là linh hồn của đất Hội An. Trải mình qua 400 năm lịch sử, Chùa Cầu trở thành nhân chứng cho một lịch sử vang danh của thương cảng sầm uất một thời.
Hội quán Phúc Kiến
Toạ lạc ở số 46 đường Trần Phú. Hội quán Phúc Kiến là do một nhóm người ở Phúc Kiến – Trung Quốc đến Hội An sinh sống xây dựng vào năm 1679tc để làm nơi hội họp. Sau này, hội quán được sửa chữa để làm nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần. Qua nhiều lần trùng tu, hội quán ngày càng khang trang. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tinh xảo trong không gian kiến trúc Trung Hoa độc đáo.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu còn được người dân ở đây thường gọi là Chùa Âm Bổn nằm ở số 157 đường Nguyễn Duy Hiệu. Được người Hoa từng sinh sống ở Triều Châu xây dựng vào năm 1845. Để làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng sau khi chuyển đến Hội An sinh sống.
Hội quán Triều Châu là một công trình kiến trúc đặc sắc. Với thiết kế đắp nổi hoa văn bằng sành sứ để tăng vẻ đẹp và tạo thêm tính nghệ thuật. Thể hiện sự khéo léo của người nghệ nhân từ thời xa xưa.
Hội quán Quảng Đông
Hội quán Quảng Đông được người Hoa xây dựng vào cuối thế kỷ 18. Với chất liệu bằng gỗ, đá chạm khắc công phu. Toạ lạc ở số 176 đường Trần Phú của khu phố cổ Hội An. Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu, ở đây thường diễn ra lễ hội linh đình thu hút nhiều người tham gia.
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký là nhà cổ có tuổi thọ hơn 200 năm ở phố cổ Hội An. Được xây dựng vào năm 1741, đây là nơi sinh sống của 7 thế hệ nhà họ Lê. Nhà được xây dựng bằng nguyên liệu chính là gỗ. Bên cạnh đó, còn sử dụng thêm gạch Bát Tràng và các loại đá để vào mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm.
Hiện nay, nhà cổ vẫn còn lưu giữ nhiều hoành phi, liễn đối. Nhà cổ Tấn Ký là nhà cổ đầu tiên được cấp bằng di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1990. Sau đó, được UNESSCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An
Bảo tàng Lịch sử – Văn hoá Hội An nằm ở số 10B Trần Hưng Đạo. Được thành lập vào năm 1989. Hiện nay, bảo tàng đang trưng bày 212 hiện vật gốc và có tư liệu giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy gỗ,… Tái hiện các giai đoạn phát triển của thương cảng Hội An từ thời văn hoá Sa HUỳnh đến thời văn hoá Chăm và cả văn hoá Đại Việt, Đại Nam đến thế kỷ 19.
Phương tiện đi lại ở Hội An
Hội An có đầy đủ các phương tiện lưu thông từ xe bus, xe ôm, taxi, xích lô,… Nhưng thú vị nhất vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp.
Giá thuê xe máy từ: 120.000 – 150.000 đồng/ngày.
Giá thuê xe đạp từ: 30.000 đồng/ngày.
Trên đây là những thông tin cần thiết về Hội An Đà Nẵng. Dalaco hi vọng đã cung cấp đầy đủ những thông tin mà bạn đang cần. Chúc bạn có một chuyến du lịch Hội An Đà Nẵng thật trọn vẹn và hoàn hảo.