Lễ hội Tràng An – Nét đẹp văn hóa, lãng mạn của du lịch Ninh Bình

Du lịch Ninh Bình – một trong những đích đến không thể bỏ qua mỗi khi Tết đến Xuân về. Ninh Bình thật xứng là địa danh nhân kiệt – Nơi từng được chọn là kinh đô của các triều đại nhà Đinh, tiền Lê, đầu nhà Lý với 42 năm (968 – 1010). Bởi thế mà nơi đây lưu giữ rất nhiều lễ hội để tôn vinh những vĩ nhân, anh hùng hào kiệt có công với đất nước. Các lễ hội được tổ chức tưng bừng trong không khí xuân hàng năm. Một trong những lễ hội được tổ  chức với quy mô hoành tráng nhất phải kể đến là lễ hội Tràng An.

Đánh trống khai hội

Lễ hội Tràng An tổ chức ở đâu?

Lễ hội Tràng An là lễ hội nhằm ghi nhớ công lao của Đức Thánh Quý Minh bởi ông đã có công lao to lớn trong việc trấn giữ ải Nam Sơn, bảo vệ hòa bình cho dân tộc chính vì vậy ông được vua Đinh Tiên Hoàng sắc phong làm vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Nam- ông được gọi là một trong tứ trấn của cố Đô Hoa Lư thời bấy giờ. Lễ hội Tràng An chính là một nét văn hóa tín ngưỡng không thể bỏ qua vào các dịp đầu năm. Lễ hội Tràng An được tổ chức tại khu du lịch sinh thái Tràng An Ninh Bình. 

Nghi lễ dâng hương tại đềnTrần

Lễ hội Tràng An được tổ chức vào ngày nào?

Hằng năm, cứ vào dịp 18/3 âm lịch lại diễn ra lễ hội Tràng An với quy mô trải rộng dài khắp sông Sào Khê qua các hang và Đền dọc theo chiều dài 1,6km của dòng sông này
Đến với lễ hội Tràng An, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những nghi lễ long trọng, mang sắc thái đặc trưng của lễ hội nơi đây

Nghi lễ trong lễ hội Tràng An

Nghi lễ này của người xưa nhằm mong muốn một năm mưa thuận gió hòa, giúp người dân có mùa màng bội thu. Nghi lễ rước được bắt đầu từ việc dâng hương, rước kiệu, rước chân nhang từ đền Trần qua suối Tiên, sau đó tiến hành nghi lễ rước nước thần và dâng hương tại đền suối Tiên.
 

Nghi lễ lấy nước dâng lên đền Trần
 
Múa rồng là nét đặc sắc của lễ hội Tràng An. Đoàn thuyền chèo tay truyền thống mang trên mình một màu đỏ rực của màu cờ sắc áo. Cờ bay phấp phới trong tiếng hò reo cùng trống giục, thôi thúc những con Rồng uốn lượn giương oai diễu võ trên những con thuyền chạy dọc dòng Sào Khê tạo điểm nhấn cho không khí tưng bừng của Lễ hội nơi đây.
 

Múa Rồng trên sông Sào Khê
 
Lễ hội còn là dịp tái hiện lại khung cảnh hát chèo, hát xẩm, hát đối đáp, múa cồng chiêng – một trong những loại hình nghệ thuật cần được bảo tồn như một nét văn hóa cần gìn giữ của dân tộc ta.
 
Không những thế, tham dự lễ hội Tràng An du khách còn được tận hưởng bầu không khí  vui nhộn nhưng không kém phần trang nghiêm, cùng chiêm ngưỡng cảnh đẹp được ví như “ Hạ Long trên cạn” khiến du khách không thể rời mắt. Thật là nhất cử lưỡng tiện phải không nào. 
Để cho du khách có thể đến đúng giờ khởi hành lễ hội, sau đây sẽ là chi tiết lịch trình lễ hội diễn ra vào ngày 03/05/2018
  • Từ sáng sớm:gần một nghìn chiếc thuyền được tập trung tại bến Tam Quan để có thể chuẩn bị tiến hành các nghi lễ rước, dâng hương và phóng sinh trên dòng Sào Khê
  • 9 giờ sáng: Lễ hội chính thức khai mạc bằng hồi trống giòn dã vang lên. Tiếng trống như đánh thức núi rừng, chim muông, như báo hiệu một năm mưa thuận gió hòa, muôn dân an lành. Sau tiếng trống khai hội, đoàn khiêng kiệu rước bài vị Đức thánh gồm 100 người cùng du khách lên thuyền bắt đầu di chuyển 
  • Đoàn di chuyển qua 11 hang động, sau đó chia làm 2 hướng, 1 hướng lên bờ vượt qua 3 quả núi đến đền Nội Lâm, 1  hướng tiếp tục diễu hành trên sông tiến về đền Trần làm thủ tục dâng hương tại đây
  • Buổi tối sẽ diễn ra nghi lễ “ Hô thần nhập tượng” đây là một trong những hoạt động tín ngưỡng mang tính chất quan trọng của lễ hội Tràng An

Kiệu chuẩn bị nghi lễ rước bài vị
 

Lễ hô thần nhập tượng tại đền Trần
 
Kết thúc 1 ngày hành hương lễ hội Tràng An với nhiều trải nghiệm thú vị sẽ khiến du khách nhớ mãi nơi đây, một mảnh đất giàu giá trị về văn hóa, tinh thần lẫn cảnh sắc thiên nhiên phong phú, lãng mạn và hùng vĩ. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *