Tòa tháp TAIPEI 101
Tháp Taipei 101 không những là điểm không thể thiếu cho mỗi du khách đi du lịch Đài Loan, mà còn là Trung tâm Tài chính Thế giới Đài Bắc. Tòa tháp đã từng là công trình được con người xây dựng cao nhất thế giới. Nếu tính từ mặt đất lên tới đỉnh cột ăng ten trên nóc thì tòa nhà có chiều cao 509,2m. Tòa tháp có 101 tầng nổi và 5 tầng hầm được xây dựng sâu vào lòng đất. Phần nổi của tòa tháp được chia làm 8 khối, thiết kế chồng lên nhau rất độc đáo. Nhìn từ xa, tòa tháp như 1 cây tre khổng lồ với mỗi khối là 1 đốt, chóp nhọn đỉnh tháp như búp tre mạnh mẽ, vươn lên trời xanh. Đặc biệt hơn, lơ lửng giữa tầng 88 và 89 bên trong của tòa tháp, là một quả cầu kim loại khổng lồ, có vai trò giữ cân bằng cho tòa nhà trong những trận cuồng phong với sức gió hơn 216km/g và cả những cơn địa chấn lên đến 7 độ Richter. Tháp Taipei 101 là niềm kiêu hãnh, tự hào của người Đài Loan.

Tháp Taipei 101. Ảnh nguồn internet.
Làng cổ Thập phần
"Thập phần" theo nghĩa Hán Việt là "mười phần". Ở đây, nó mang nghĩa bóng là "Hoàn hảo". Nơi này trước đây có nguồn tài nguyên dồi dào về than đá , hàng năm có khoảng vài triệu tấn than được chuyển đi từ nơi này đi khắp mọi nơi trên đất nước. Đời sống của người dân làng cổ nói chung là khá dư giả. Ngôi làng được bố trí dọc theo con đường sắt đến nay đã trở nên cũ kỹ, là bằng chứng sống của công nghệ đầu máy hơi nước từ thế kỷ 19. Tại đây có khá nhiều trò chơi truyền thống như ném còn, thả Thiên đăng - đèn trời. Ở đây khắp nơi đều co đèn trời: đèn treo trước cửa, đèn bày trên kệ, đèn được nâng niu trên tay du khách, đèn bay trên trời .... thôi thì nhiều vô kể, đủ màu sắc hoa văn sặc sỡ. Người ta tin rằng nếu viết tên tuổi cùng lời nguyện ước của mình lên áo đèn (làm bằng giấy dó sơn dầu) rồi đốt lửa thả bay lên trời, nhằm thỉnh cầu tới thượng đế thì cầu sẽ được, ước sẽ thấy. Vì thế nên việc thả đèn trời ở đây đã như một thông lệ. Nó là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân Đài Loan

Thiên Đăng mang theo ước nguyện của con người được thả bay lên trời tại làng cổ Thập Phần - Ảnh nguồn internet

Thiên Đăng lơ lửng trên trời đêm - Ảnh nguồn internet
Làng cổ Cửu Phần
Ngôi làng hình thành từ giai đoạn đầu thời nhà Mãn Thanh. Ban đầu chỉ có 9 gia đình. Khi đó, đường sá giao thương giữa ngôi làng với thế giới bên ngoài rất khó khăn. Mỗi khi có gia đình nào ra ngoài mua sắm, họ đều mua mỗi thứ 9 phần để về chia cho các gia đình còn lại. Cuộc sống tuy nghèo khó nhưng thấm đậm tình người, tương thân, tương ái ấy đã hình thành cái tên của làng - Cửu Phần.
Ngôi làng được phát triển trở lên đông đúc vào giai đoạn cuối triều nhà Thanh, đặc biệt năm 1893 - dưới chế độ cai trị của đế quốc Nhật Bản - khi làm con đường sắt đi qua khu vực này, người ta phát hiện có vụn vàng và nơi đây trở thành thị trấn khai thác vàng sầm uất. Người Nhật bản sang đây sinh sống và để lại những dấu ấn của họ tận ngày nay thông qua các công trình xây dựng mang đậm nét văn hóa Nhật Bản.

Kiến trúc Nhật bản tại làng cổ Cửu Phần - Ảnh nguồn internet
Nhật Nguyệt đàm
Nói đến Nhật Nguyệt Đàm, người ta nghĩ ngay tới hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, nằm trên độ cao 748m so với mực nước biển tại tỉnh Nam Đầu thuộc Đài Trung Đài Loan. Với diện tích mặt nước lên đến 7,93km vuông, hồ thực sự như một “biển lạc” lơ lửng giữa bốn bề là vách núi. Đây là điểm tham quan nổi tiếng mà hầu hết du khách đã đi du lịch Đài Loan đều 1 lần ghé qua.

Hoàng hôn trên hồ Nhật Nguyệt - Ảnh nguồn internet

Bến du thuyền tham quan hồ Nhật Nguyệt - Ảnh nguồn internet

Một khúc đường ven hồ Nhật Nguyệt - Ảnh ngnuồn internet

Đền Văn Võ - Ảnh nguồn internet
>>Xem thêm về nét quyến rũ hút hồn của Nhật Nguyệt Đàm