Chùa Tam Chúc, Hà Nam là ngôi chùa thuộc khu du lịch Tam Chúc – khu du lịch quốc gia của Việt Nam. Có diện tích rộng khoảng hơn 5000 ha, gồm hệ thống các công trình văn hoá thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Với nhiều báu vật nổi tiếng như 1200 bức tượng bằng dung nham núi lửa, 1000 cột đá, mỗi cột cao đến 12m và nặng 200 tấn được ví như chốn bồng lai tiên cảnh trần gian.
Năm 2013, quần thể chùa Tam Chúc được nhà nước công nhận là khu du lịch cấp quốc gia với nhiều địa hình từ hồ nước, núi đá tự nhiên đến các thung lũng,….Theo như những thông tin mà Dalaco Travel tìm hiểu thì chúc Tam Chúc được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.
Tương truyền rằng nơi đây có 6 quả núi nằm ở giữa lòng hồ trước mặt chùa là 6 quả chuông của trời đưa xuống. Hậu thất tinh có nghĩa là sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng đêm. Cho nên trước đây, chùa còn có tên gọi là chùa Thất Tinh. Nhưng sau đó vì sự nổi tiếng nên người ta đến núi Thất Tinh đục đẽo nằm lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt này. Họ chất củi thành đống lớn, đốt nhiều ngày liền khiến 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì vậy, chùa Thất Tinh sau này được đổi tên lại thành chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ câu chuyện ấy.
Từ các hiện vật được khảo cổ, có thể kết luận sơ bộ chùa Tam Chúc có niên đại trên 1000 năm. Là công trình đặc biệt do những người thợ và kỹ sư Ấn Độ thực hiện. Chùa Tam Chúc thuộc vùng ngập nước đá vôi. Trong khu vực và vùng lân cận có nhiều di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh như: động Vòng, chùa Bà Đanh, đền Trúc, miếu Trung, chùa Đặng Xá, đền Bạch Mã,..
Theo kế hoạch, khu du lịch Tam Chúc sẽ được phát triển làm 6 khu chức năng. Bao gồm:
-
Khu trung tâm đón tiếp
-
Khu văn hoá tâm linh Tam Chúc
-
Khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc
-
Khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ và du lịch cộng đồng Tam Chúc
-
Khu sân golf Kim Bảng
-
Hồ Ba Hang
-
Trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại thị trấn Ba Sao.
Bên cạnh đó, khu du lịch Tam Chúc còn nằm ở vị trí đặc việt là gạch nối giữa khu du lịch Chùa Hương với khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, chùa Bái Đính, Tràng An, Tam Cốc tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập nước.
Tổng cục Du lịch và các tỉnh đã lên kế hoạch thực hiện liên kết phát triển tuyến du lịch chùa Hương – Tam Chúc – chùa Bái Đính bằng con đường nối thẳng từ chùa Hương sang Tam Chúc rồi đi thẳng đến chùa Bái Đính dài 20km. Đồng thời sẽ biến chùa Hương – Tam Chúc – chùa Bái Đính trở thành tuyến du lịch tâm linh lớn nhất Việt Nam. Dự kiến sẽ đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan du lịch tâm linh Tết Nguyên Đán.
Tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo dài hơn 100km này được thực hiện theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không – một vị sư dưới thời Lý (1066 – 1141) đã men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức – HN tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến nơi có hang động đẹp là xây dựng chùa bái Phật. Sau đó, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã về lại Hà nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người tại đây.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Dalaco Travel. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo của Dalaco Travel để hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!