Chùa Hang ở Hà Tiên

Chùa Hang

Chùa Hang còn được gọi là chùa Hải Sơn tọa lạc ở chân núi An Hải Sơn, thuộc xã An Bình, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Là một trong ba địa điểm tham quan Hà Tiên quan trọng nằm trong thắng cảnh Hòn Chông nổi tiếng. Chùa Hang ở Hà Tiên nằm sát bờ, quanh năm có sóng biển đều đặn vỗ về, vách núi dựng lên như một vọng hải đài. Vì chùa được xây dựng trong một núi đá vôi, hàng năm đều bị xâm thực nên phía sau chùa có một hang rộng thông ra tới biển, nơi có hòn Phụ Tử.

Đến với du lịch Hà Tiên, du khách sẽ được chiêm ngưỡng hang động kì bí được khám phá vào thế kỷ XVIII do các nhà sư Thái Lan và các ngư dân đến đây khai hoang lập nghiệp. Sau đó, các vi sư này đã lập nên chùa và lúc đầu vẫn chưa có tên. Năm 1771, nước ta bị quân Xiêm sang xâm lược và thua trận nên đến năm 1774 phải rút lui về nước, các vị sư trong chùa cũng đành phải theo về. Sau đó vì thấy chùa bị bỏ hoang một thời gian dài nên nhân dân địa phương đã thỉnh nhà sư người Khmer đến làm trụ trì. Về sau các vị sư Khmer đã xây dựng thêm một cái am ở ngoài cách chùa cũ không xa và đặt tên là chùa Thái Lan. Đến năm 1800, hai anh em ruột Võ Thường Lễ và Võ Thường Nghĩa trùng tu lại ngôi chùa và đặt tên là Chùa Hang.

Bên ngoài Chùa Hang là một ngọn núi đá nhuốm màu hoang dã nhưng trong lòng núi là một động đá vôi thẳng theo trục Đông Bắc – Tây Nam, với chiều dài hơn 50m, chỗ hẹp nhất chỉ khoảng 3 – 4 người đi. Trong động còn có các hình dáng kì quái do nước ăn mòn tạo nên mà khi gõ vào thì âm thanh vang lên nghe như tiếng chuông ngân nên được gọi là đá chuông. Ngôi chùa năm trong hang động sâu khoảng 40m vì động khá cao và dài nên trong động tấy thiếu ánh sáng, ở giữa động tối như màn đêm.

Từ con đường chính đi vào chùa Hàng thờ tượng Phật Di Lặc bằng đá Non Nước ở Đà Nẵng nặng khoảng 22 tấn. Đi sâu vào chánh điện là hai tượng Phật Thích Ca, tượng lớn cao 2,56m x 2m. Sư trụ trì cho biết bên trong hai tượng này rỗng khi gõ vào tượng thì phát ra tiếng ngân, đến nay vẫn chưa biết được làm bằng chất liệu gì. Phía sau chánh điện, du khách sẽ tiếp tục đi thẳng vào trong thêm khoảng 60m sẽ đến biển, nhìn thấy hòn Phụ Tử hùng vĩ, du khách sẽ được đặt chân lên bờ cát trắng mịn và hít thở không khí trong lành. Rảo bước về phía giáp núi của Chùa Hang là nơi thờ Đàn Dược Sư 49 vị Phật.

Không chỉ vậy, động còn có Hang Kim Cương với con đường lên trời và Hang Phật  Ngủ có tượng đá hình Phật nằm, cùng những tượng Phật ẩn hiện bởi ánh sáng từ ngoài hắt vào khiến nơi này thêm bí ấn và linh thiêng.

Không giống như những ngôi chùa khác, chùa Hang không có nhiều lễ phẩm, mâm ngũ quả, không đèn lồng và cũng không trang trí rực đỏ nên vẫn giữ được nét hoang sơ vốn có của mình.

Vài năm trở lại đây, Bộ Văn Hóa Thông Tin đã đưa Chùa Hang trở thành địa điểm du lịch của Hà Tiên nên hàng năm số lượng khách đến tham quan và lễ phật ngày một nhiều hơn. Mỗi năm Chùa Hang sẽ tổ chức lễ hội long trọng từ ngày mùng 8 kéo dài đến ngày 15 tháng 4 âm lịch, thu hút rất nhiều du khách thập phương gần xa về đây tham dự.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *