Hà Nội, thủ đô ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với vô số danh lam thắng cảnh như Hồ Gươm, quảng trường Ba Đình, Văn Miếu Quốc Tử Giám… Bên cạnh những địa điểm quen thuộc ấy, Đền Ngọc Sơn ẩn mình trên đảo Ngọc nhỏ giữa Hồ Gươm như một viên ngọc quý, mang trong mình giá trị lịch sử và văn hóa đặc sắc. Vậy, đền Ngọc Sơn Thờ Những Ai? Hãy cùng Dalaco Travel khám phá ngôi đền linh thiêng này để hiểu thêm về những câu chuyện lịch sử và tâm linh đằng sau vẻ đẹp kiến trúc độc đáo.
Lịch sử và quá trình xây dựng Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ 19 do nho sĩ Tín Trai sáng lập. Ban đầu, công trình được gọi là chùa Ngọc Sơn ( chữ Hán: 玉山) trước khi đổi thành đền và thờ không chỉ Phật tổ mà còn thờ thần Văn Xương Đế Quân (thần chủ quản việc văn chương khoa cử) và Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (người anh hùng dân tộc ba lần đánh bại quân Nguyên Mông vào thế kỷ 13).
Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đền đã được đổi tên và tu sửa nhiều lần. Năm 1010, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ngài đã đặt tên cho ngôi đền vốn có sẵn ở đây là Long Trưởng. Mãi đến đời nhà Trần, đền mới được đổi tên thành Ngọc Sơn như hiện nay và thờ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống quân Nguyên Mông. Đến thời Lê Sơ (1735 – 1739), chúa Trịnh Giang cho bồi đắp hai quả núi đất trên bờ Đông đối diện với Ngọc Sơn và dựng cung Thụy Khánh. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị Lê Chiêu Thống phá hủy. Nhà từ thiện Tín Trai đã mượn nền cung Thụy Khánh cũ để lập nên chùa Ngọc Sơn. Vài năm sau, con trai Tín Trai nhường chùa cho một hội từ thiện và họ đã chuyển chùa thành đền để thờ Tam Thánh. Họ bỏ gác chuông, xây mới gian điện chính và các phòng hai bên, mang tượng Văn Xương Đế Quân vào thờ và đổi tên là đền Ngọc Sơn. Năm Tự Đức thứ mười tám (1865), nho gia Nguyễn Văn Siêu tiếp tục tu sửa đền. Từ đó, đền thờ thêm Lã Tổ (thần coi về thuốc chữa bệnh) và Hưng Đạo Đại Vương. Đền được đắp thêm đất, kè đá, xây đình Trấn Ba, Đài Nghiên, Tháp Bút, và bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào gọi là cầu Thê Húc. Từ đây, đền Ngọc Sơn có một thể hoàn chỉnh như ngày nay.
Vẻ đẹp lịch sử của Đền Ngọc Sơn
Trải qua thăng trầm lịch sử, Đền Ngọc Sơn đã để lại dấu ấn lớn lao trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Đó vừa là vẻ đẹp linh thiêng của thời gian, vừa là vẻ đẹp tuyệt tác của một công trình kiến trúc xưa góp phần tạo nên giá trị của thủ đô Hà Nội. Kiến trúc đền Ngọc Sơn nổi bật lên một không gian văn hóa yên bình của học vấn và văn chương, sự hòa hợp giữa tôn giáo và văn hiến, cũng như sự chan hòa giữa ngôi đền và thiên nhiên. Đây cũng là điểm đặc biệt thu hút người dân thủ đô và khách du lịch từ khắp nơi.
Về kiến trúc, đền được xây dựng theo hình chữ Tam, chứa đựng dấu ấn đoàn kết, hòa hợp giữa Tam giáo: Phật – Đạo – Nho. Bên trong đền, du khách có thể tìm thấy truyền thống văn hóa qua các câu đối, hoành phi cùng các vật bài trí còn lưu giữ nhiều giá trị linh thiêng.
Đền Ngọc Sơn thờ những ai?
Đền Ngọc Sơn thờ những ai là câu hỏi được rất nhiều du khách thắc mắc. Trong đền chính gồm hai gian liền nhau, thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Quân cùng Phật A-di-đà, Lã Đổng Tân, Quan Vân Trường. Đây là lối thờ phụng mang tinh thần hòa hợp các tôn giáo, tín ngưỡng vốn là đặc điểm của văn hóa Việt. Tượng Trần Quốc Tuấn đặt trên một bệ đá cao 1m, trong khi tượng Văn Xương đứng cầm bút thư thái tạo thêm vẻ thiêng liêng cho ngôi đền. Cũng như tại Văn Miếu, học sinh thường đến đây để cầu nguyện trước mỗi mùa thi.
Các địa điểm xung quanh Đền Ngọc Sơn
“Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này”
Bài thơ đã tóm lược những địa điểm quanh đền Ngọc Sơn mà bạn không nên bỏ qua khi đến tham quan. Đó là Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên, Đắc Nguyệt Lâu và Đình Trấn Ba. Tất cả tạo nên một quần thể kiến trúc hài hòa, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa.
Di tích cấp Quốc gia
Thời gian càng trôi qua, giá trị của đền Ngọc Sơn càng được khẳng định. Cùng với hệ thống quần thể Hồ Hoàn Kiếm, di tích đền Ngọc Sơn đã chính thức được công nhận là Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia vào ngày 9/12/2013 theo Quyết định 2383/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quốc gia.
Khám phá Đền Ngọc Sơn cùng Dalaco Travel
Đền Ngọc Sơn không chỉ là một địa điểm du lịch tâm linh mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của dân tộc. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đền Ngọc Sơn thờ những ai cũng như lịch sử và kiến trúc độc đáo của ngôi đền này. Hãy liên hệ với Dalaco Travel để lên kế hoạch cho chuyến tham quan Hà Nội và khám phá vẻ đẹp của Đền Ngọc Sơn nhé!